Trong bài giới thiệu, người đẹp kể do hoàn cảnh khó khăn, phải tạm gác việc học, đi làm công nhân để phụ giúp gia đình ở tuổi 18.
Dịu Thảo chia sẻ rất may mắn khi trở thành người đăng quang Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam 2023. Cô tin rằng những quan niệm về người chuyển giới trước đây đã cũ kỹ, họ cũng xinh đẹp, tài giỏi và có thể làm điều mình mong muốn. Với cô, mỗi người đều là chìa khoá mở ra cánh cửa của thế giới mới, cần học tập và phát triển nhiều hơn để tri thức tạo ra thành tựu, giúp tiếng nói của mỗi người giá trị hơn.
Với khao khát trở thành người truyền cảm hứng, cô mong được đồng hành cùng tổ chức Miss International Queen nói lên quan điểm của bản thân, để mọi người cùng xây dựng một thế giới bình đẳng.
Cuối bài, Dịu Thảo dùng tiếng Anh để chia sẻ thông điệp đến với cuộc thi để trở thành tiếng nói của giới trẻ, tôn vinh cá tính, sự độc đáo và chính các bạn trẻ.
Tuy nhiên, đoạn nói: "I'm here today to be the voice of our young generation in celebrating individuality, uniqueness and you. I see you, I hear you and I'm here for you" được nhiều khán giả nhận ra giống y hệt với đoạn giới thiệu bản thân của Hoa hậu Hoàn vũ Thái Lan 2021 - Anchilee Scott-Kemmis.
Đoạn giới thiệu của Anchilee Scott-Kemmis:
Nhiều khán giả lên tiếng cho rằng việc tham khảo bài nói của những người khác là hợp lý. Tuy nhiên, việc mang cả đoạn nói giống vào là không nên. Đây là hành vi sao chép vì không thể có tư duy ngôn ngữ của 2 người giống nhau từng câu, từng chữ.
BTC Miss International Vietnam hiện chưa lên tiếng về sự giống nhau giữa hai bài nói. Một số khán giả đánh giá Dịu Thảo phát âm không tròn vành rõ chữ, thiếu sắc thái biểu cảm, nên việc truyền tải thông điệp chưa đủ mạnh.
![]() | ![]() |
Trưa 14/6, Nguyễn Hà Dịu Thảo cùng các thí sinh Miss International Queen 2023 có buổi thử đồ tại Bangkok. Tại đây, cô có cơ hội được gặp gỡ hai hoa hậu là đương kim Miss International Queen 2022 - Fuschia Anne Ravena và Miss International Queen 2014 - Isabella Santiago.
Sau đó, Dịu Thảo cùng các thí sinh di chuyển về Pattaya, Thái Lan chuẩn bị cho các hoạt động của Miss International Queen 2023.
Đại Trí
Theo Thứ trưởng, CĐS hiện đang được các nước trên thế giới triển khai mạnh mẽ, với mỗi cách tiếp cận và đường đi riêng. Trong đó, cách tiếp cận của Việt Nam là CĐS toàn dân, toàn diện.
Cụ thể, đây là cuộc cách mạng toàn dân, tiến hành chuyển đổi toàn diện trên mọi lĩnh vực và mọi mặt của đời sống; lấy người dân làm trung tâm, lấy sự phát triển vượt bậc của quốc gia làm đích đến.
CĐS sẽ dựa trên 3 trụ cột: Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và tiến hành trên 5 lĩnh vực, gồm chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường.
Để bảo đảm sự thành công, Thứ trưởng Phạm Đức Long cho rằng, trước tiên phải hiểu đúng về CĐS.
Cụ thể hơn, phải hiểu chuyển đổi là chính, là mục tiêu; nếu chú trọng đến công nghệ mà quên mất chuyển đổi là cách tiếp cận sai; CĐS là cuộc cách mạng về thể chế nhiều hơn là cách mạng về công nghệ.
Đặc biệt, lãnh đạo Bộ TT&TT đưa ra những yêu cầu cốt lõi, để đảm bảo thành công của CĐS tại Việt Nam. Đó là, CĐS phải là trụ cột được tích hợp trong mọi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Các cấp chính quyền phải xem CĐS là nhiệm vụ quan trọng. Trong đó, người đứng đầu phải muốn làm, trực tiếp làm và thành thạo sử dụng.
“Nếu người đứng đầu không muốn làm hay làm theo phong trào thì không nên làm, vì khi đó vừa không đạt hiệu quả, vừa gây lãng phí về tiền bạc và thời gian”, Thứ trưởng Phạm Đức Long bày tỏ.
Thứ trưởng cũng đề xuất, cần đưa kết quả thực hiện CĐS vào việc đánh giá cán bộ, đặc biệt là người đứng đầu.
Cũng tại buổi báo cáo, Thứ trưởng Phạm Đức Long đã nêu lên những nét cơ bản nhất của CĐS, như về hạ tầng số, dữ liệu số, về nhân lực số - nhân tài số; về đảm bảo an toàn thông tin…
Đặc biệt, Thứ trưởng Bộ TT&TT nhấn mạnh, CĐS sẽ giúp giải quyết nhiều bài toán thiên niên kỷ của bộ máy nhà nước, như lời giải cho bài toán về động lực tăng trưởng; về cạn kiệt tài nguyên; về khoảng cách giữa nông thôn và thành thị; về quan liêu của bộ máy; về tham nhũng, tiêu cực và về phát triển hài hòa.
Báo cáo của NASA cho biết, Dimorphos là một tiểu hành tinh có đường kính 160m, bay với tốc độ hơn 24.000km/h. Tiểu hành tinh này quay xung quanh một thiên thể lớn hơn là Didymos, cặp hành tinh này không gây nguy hiểm cho Trái Đất, nhưng sẽ cung cấp cho các nhà khoa học cách đo hiệu quả phương pháp gây va chạm.
"Tàu vũ trụ không đủ khả năng để phá huỷ tiểu hành tinh mà chỉ tạo ra một cú hích nhỏ, nhằm thay đổi hướng di chuyển của Didymos. Các mảnh vỡ tạo ra từ va chạm cũng không gây nguy hiểm cho Trái Đất, và cần một thời gian quan sát để nhận ra quỹ đạo của cặp tiểu hành tinh có bị thay đổi hay không", một chuyên gia của NASA cho biết.
Tàu vũ trụ DART được phóng vào ngày 23/11/2021, là một phần trong chương trình phòng thủ Trái Đất có chi phí 330 triệu USD của NASA. Để quan sát và ghi lại dữ liệu từ vụ va chạm, một tàu vũ trụ nhỏ mang tên LICIACube được phóng kèm với DART.
Con tàu này đã tách ra vào đầu tháng 9, và sẽ bay ngang Dimorphos sau cú va chạm. Bên cạnh đó, các đài thiên văn từ 27 nước tham gia dự án sẽ góp công theo dõi quá trình va chạm và các hệ quả, hai kính thiên văn không gian là Hubble và James Webb cũng không bỏ qua sự kiện có một không hai này.
Thông tin của NASA cho biết, DART sẽ va chạm với tiểu hành tinh vào hồi 6h14 sáng 27/9 theo giờ Việt Nam. Sự kiện này được tường thuật trực tiếp thông qua các nền tảng mạng xã hội.
Việt Dũng